Nên chọn loại vật liệu lát sàn nào cho phòng bếp ?

Trong mỗi gia đình, phòng bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là nơi cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức những món ăn ngon tràn ngập yêu thương sau những khoảng thời gian học tập cũng như làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy, việc thiết kế nội thất phòng bếp sao cho phù hợp cũng là vấn đề được các gia chủ đặc biệt quan tâm. Điển hình như việc lựa chọn loại vật liệu lát sàn nào cho phù hợp với phòng bếp…

Trên thị trường hiện nay khá đa dạng các loại vật liệu lát sàn, gây khó khăn cho gia chủ trong việc lựa chọn loại vật liệu phù hợp cho phòng bếp nhà mình. Hãy cùng santot.vn tìm hiểu ưu nhược điểm của những loại vật liệu lát sàn thịnh hành nhất hiện nay để có phương án lựa chọn tối ưu nhất cho không gian phòng bếp nhé.

1. Sàn gạch men                            

Linh hoạt và thiết thực là những đặc tính khiến gạch men trở thành 1 trong những loại vật liệu lát sàn phổ biến nhất hiện nay. Gạch men phong phú về họa tiết, màu sắc, điển hình là họa tiết gạch vân gỗ, vân đá. Ngoài ra, những đặc tính như chống nước, chịu nhiệt và có độ bền cao cũng góp phần giúp gạch men được nhiều người dùng lựa chọn.

Xem thêm: Nên chọn loại vật liệu lát sàn nào cho phòng khách?

Gạch men lát sàn phòng bếp dễ trơn trượt và lạnh chân

Tuy nhiên, gạch men dễ bị vỡ và sứt mẻ khi va đập, khả năng chống trầy xước kém. Bản chất gạch men đã trơn nhẵn cộng với đặc thù phòng bếp thường xuyên có nước và dầu mỡ dẫn đến nguy cơ trơn trượt té ngã là rất cao. Chưa kể đến gạch men hay bị hấp hơi, ẩm ướt vào mùa nồm vào mùa đông thì sàn gạch men chẳng khác gì những tẳng băng lạnh giá, ảnh hưởng xấu đến đôi chân cũng như sức khỏe của người sử dụng.

2. Sàn gỗ

Gỗ là vật liệu quen thuộc và thân thiện với môi trường, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Gỗ tự nhiên tương đối bền, dễ lau chùi, sang trọng, tạo nên không gian ấm cúng cho căn phòng. Hạn chế được sự nồm ẩm và chống lạnh chân tốt hơn so với gạch men.

Tuy nhiên , loại vật liệu này cũng còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh hạn chế về sự đa dạng mẫu mã, giá thành cao cũng là điểm trừ của loại vật liệu này.

Sàn gỗ không chống được nước và dễ ẩm mốc

Ngoài ra, khả năng chống nước của các loại sàn gỗ không cao. Cùng với đó là nguy cơ bị mối mọt, gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gãy vỡ sàn.

Việc thường xuyên tiếp xúc nước và dầu mỡ sẽ khiến loại vật liệu này nhanh hỏng, chưa kể đến là nguy cơ hỏa hoạn cao vì đây là vật liệu rất dễ cháy.

Xem thêm: Nên chọn loại vật liệu lát sàn nào cho phòng ngủ?

3. Sàn nhựa giả gỗ

Có thể nói sàn nhựa giả gỗ là loại vật liệu đuợc đúc kết từ những điều tinh túy nhất của gạch men và sàn gỗ. Những gì mà 2 loại vật liệu trên còn thiếu sót, hạn chế thì sàn nhựa giả gỗ đều khắc phục được. Các loại sàn nhựa giả gỗ mang đến vẻ đẹp sang trọng như sàn gõ nhưng lại có hình thức bắt mắt, mẫu mã đa dạng và bền bỉ như gạch men. Đối với loại vật liệu lát sàn phòng bếp thì khả năng chống nước, chống nồm ẩm, dễ dàng trong khâu vệ sinh và có vân sần chống trơn trượt là những đặc tính cần phải có. Sàn nhựa giả gỗ làm được điều đó trong khi cả 2 loại vật liệu trên đều không đáp ứng được

Sàn nhựa giả gỗ là lựa chọn phù hợp nhất cho phòng bếp

Ngoài ra, do được pha thêm bột đá với tỷ lệ phù hợp nên các sản phẩm sàn nhựa giả gỗ còn có khả năng chống cháy chịu nhiệt tốt,rất phù hợp cho môi trường phòng bếp thường xuyên sử dụng lửa. Chưa kể đến sàn nhựa giả gỗ còn êm chân và ấm chân hơn so với các vật liệu khác.

Trên đây là những đánh giá sơ lược về các ưu nhược điểm và tính phù hợp của các loại vật liệu sử dụng cho sàn phòng bếp. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại vật liệu phù hợp nhất cho phòng bếp nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *