Khi nói về vật liệu lát sàn, không thể không nhắc đến sàn gỗ tự nhiên. Từ xưa đến nay, sàn gỗ tự nhiên luôn được người sử dụng ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết hết được các loại sàn gỗ tự nhiên cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại sàn đó. Hãy cùng santot.vn đi tìm hiểu về 20 mẫu sàn gỗ tự nhiên phổ biến nhất cùng những ưu nhược điểm của từng loại nhé
1. Sàn gỗ hương lào
Sàn gỗ hương lào thuộc loại sàn gỗ tự nhiên cao cấp. Được làm từ loại gỗ hương quý hiếm. Sàn gỗ hương lào có những đặc tính nổi bật như: rắn chắc, rất cứng nên độ bền rất cao; khả năng chịu mối mọt cao và khắc phục tối đa hiện tượng công vênh nên rất thích hợp trong ứng dụng làm sàn gỗ. Ngoài ra, Sàn gỗ hương lào có mùi hương nhẹ tự nhiên, mùa đông ấm mùa hè mát, vân gỗ nhỏ, vằn đan vện vào nhau rất bắt mắt tạo nên sự tinh tế và phong thủy tốt cho ngôi nhà.
sàn gỗ hương lào
Mặc dù có chất lượng khá nổi bật, song sàn gỗ hương lào vẫn có những điểm hạn chế chung của dòng sàn gỗ tự nhiên. Nguy cơ bị ẩm mốc cũng như việc bảo dưỡng sàn gỗ là những vấn đề mà người sử dụng cần lưu ý. Vì là dòng gỗ quý nên giá thành của sàn gỗ hương lào khá cao.
2. Sàn gỗ hương đỏ nam phi
Tiếp tục là một đại diện nữa đến từ dòng gỗ hương. Sàn gỗ hương đỏ nam phi cũng là loại ván sàn gỗ tự nhiên rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu, Châu Á nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.
Sàn gỗ hương đỏ nam phi có chất lượng tốt. chất gỗ mịn, ván sàn cứng cáp, chắc chắn, chịu được va đập mạnh. Màu gỗ đỏ tươi rất đẹp. Vân gỗ to nổi dài, sắc nét hài hòa và không xoáy tròn như gỗ hương ta. So với sàn gỗ hương lào, sàn gỗ hương đỏ nam phi có màu sắc đều hơn hẳn. Đặc biệt, loại sàn này dùng càng lâu càng đều màu, không phai màu, không mối mọt hay cong vênh. Một điểm cộng lớn nữa là giá sàn gỗ hương đỏ nam phi rẻ hơn các loại sàn gỗ hương khác khá nhiều.
sàn gỗ hương đỏ nam phi
Những điểm hạn chế của sàn gỗ hương đỏ nam phi đó là không có mùi hương đặc trưng như sàn gỗ giáng hương lào. Khả năng chống trầy xước của sàn gỗ hương đỏ nam phi không thực sự ấn tượng. Bởi vậy, bạn nên tránh đi giày dép đế nhọn, không kéo lê vật nặng trên sàn. Thường xuyên lau sàn, hút bụi để tránh đất cát làm xước sàn.
3. Sàn gỗ căm xe lào
Sàn gỗ căm xe là một loại sàn gỗ tự nhiên được lấy từ cây căm xe (hay còn gọi là cây cẩm xe). Một loại thân gỗ cao lớn thuộc gỗ nhóm gỗ nặng, cứng, độ bền cao và tỷ trọng lớn. Loại cây này được đánh giá rất cao về giá trị sử dụng. Cây căm xe được phân bố nhiều tại các nước Lào, Campuchia và Nam Phi.
Tại Việt Nam, loại cây này được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt là vùng Ea Súp, buôn Đôn của Đắk Lắk. Tuy nhiên, gỗ căm xe có xuất xứ từ Lào được đánh giá là có chất lượng tốt nhất, bền nhất và đẹp nhất.
Gỗ căm xe có thể sử dụng được trong nhiều sản phẩm. Đặc biệt là sử dụng để làm đồ nội thất cao cấp, sàn gỗ, xây dựng hay sản xuất tàu biển…
Một số những ưu điểm nổi bật của loại sàn này đó là khả năng chống nước rất tốt. Tinh dầu trong gỗ căm xe giúp chống mối mọt gần như 100%. Khả năng cân bằng nhiệt khá ấn tượng giúp cho mặt sàn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Ngoài ra, sàn gỗ căm xe có độ bền cao, khả năng chịu được trọng lực và va đập mạnh rất tốt. Dù trong điều kiện không khí ẩm thấp, mưa nắng thì ván sàn vẫn không bị nứt hay cong vênh. Đặc biệt, sử dụng càng lâu màu của sàn gỗ căm xe sẽ chuyển sang màu đỏ cánh gián rất đẹp mắt.
sàn gỗ căm xe lào
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng tồn tại một số những hạn chế của loại sàn này. Đó là sự không đồng đều về màu sắc cũng như kích thước các tấm sàn. Nguyên nhân là do các tấm sàn được làm từ các cây gỗ có tuổi đời và kích thước khác nhau.
Mặc dù chịu trọng lực hay va đập mạnh tốt, song khả năng chống trầy xước của loại sàn này không cao. Vì thế bạn nên tránh đi giày dép đế nhọn, không kéo lê vật nặng trên sàn. Nên thường xuyên lau sàn, hút bụi để tránh đất cát làm xước sàn.
4. Sàn gỗ óc chó
Sàn gỗ tự nhiên óc chó được làm từ gỗ óc chó. Một loại gỗ có nguồn gốc của Hoa Kỳ. Gỗ óc chó thường có dát gỗ màu kem, tâm gỗ màu từ nâu nhạt đến sẫm Socola. Vân gỗ sóng hoặc cuộn xoáy tạo những đốm hình đẹp mắt và sang trọng mà không nhóm gỗ nào có được. Đây cũng chính là lý do tạo nên sự đặc biệt của sàn gỗ óc chó khiến người tiêu dùng yêu thích loại sàn gỗ này.
sàn gỗ óc chó
Tuy nhiên, do là sản phẩm có nguồn gốc Hoa Kỳ nên sẽ bị hạn chế hàng hóa hơn so với các loại sàn gỗ khác. Cùng với đó là giá thành của sàn gỗ óc cho cũng sẽ khá đắt đỏ.
5. Sàn gỗ tần bì
Sàn gỗ tần bì là loại sàn gỗ tự nhiên khá phổ biến tại châu âu. Tại Việt Nam gỗ tần bì được biết đến nhiều với các sàn phẩm giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp. Thế nhưng những năm gần đây , sàn gỗ tần bì trở nên khá phổ biến bởi những ưu điểm tuyệt vời của loại sàn này.
sàn gỗ tần bì
Điểm nhấn đầu tiên của loại sàn này đó là nhẹ nhưng lại bền, cứng, khỏe và dai. Với gam màu trắng sáng , vân gỗ thẳng to, dòng sàn này rất phù hợp với phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất hiện đại. Tạo cảm giác cho không gian căn phòng rộng hơn, tươi sáng hơn. Ngoài ra, giá thành khá phải chăng cũng là nguyên nhân khiến loại sàn này được sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, sàn gỗ tần bì có nhược điểm là khả năng chống mối mọt không cao.
6. Sàn tre
Sàn gỗ tự nhiên chất liệu Tre Vệt Nam hiện cũng đang là sản phẩm được khá nhiều khách hàng Việt tin dùng bởi chúng mang màu sắc hiện đại, sự thân thiện với môi trường. Sàn tre có đặc tính mềm và không bị hấp hơi mỗi khi thời tiết nồm. Bề mặt của ván sàn tre có khả năng chống trơn trượt, chống trầy xước rất tốt nên với những gia đình có trẻ nhỏ người già thì sản phẩm chính là sự lựa chọn hoàn hảo bởi sự an toàn về sức khỏe được bảo đảm một cách tối đa nhất.
sàn tre
Tuy nhiên, sàn tre có yếu điểm đó là dễ bị mối mọt, không phù hợp với những khu vực ẩm thấp.
7. Sàn gỗ sồi
Sàn gỗ sồi là loại sàn gỗ lát sàn truyền thống. Ưu điểm đáng chú ý nhất của loại sàn gỗ này đó là độ cứng và độ bền khá cao.
sàn gỗ sồi
Mặc dù có độ bền cao nhưng màu sắc của sàn gỗ sồi dễ bị phai mòn theo thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ phải bảo dưỡng sau thời gian dài sử dụng.
8. Sàn gỗ gụ
Gỗ gụ được đánh giá là một trong những loại gỗ cứng tốt nhất để lát sàn. Sàn gỗ gụ vừa cứng, vừa có khả năng chống nước rất tốt. Bên cạnh đó, màu sắc đậm nét bền bỉ với thời gian mang đến vẻ đẹp cổ điển và thanh lịch.
sàn gỗ gụ
Tuy nhiên, chất lượng tốt đồng nghĩa với mức giá không hề dễ chịu. Đây sẽ là rào cản để sàn gỗ gụ có thể tiếp cận đến những khách hàng có kinh tế không thực sự dư giả.
9. Sàn gỗ lyptus
Điểm nổi bật nhất của sàn gỗ lyptus đó là vẻ ngoài kỳ lạ, độc đáo. Cùng với đó là độ bền của gỗ lyptus khá cao.
sàn gỗ lyptus
Tuy nhiên, chất lượng cũng như kiểu dáng của nó lại bị đánh giá thấp hơn so với một số đối thủ như gỗ hương hay gỗ gụ. Chính vì nguyên nhân này mà sàn gỗ lyptus kém phổ biến hơn các đối thủ nói trên. Mặc dù vậy, sàn gỗ lyptus vẫn là một lựa chọn đáng để cân nhắc.
10. Sàn gỗ trắc
Vân thớ độc đáo, dải màu rộng và hương thơm đặc biệt. Đó là những yếu tố khiến sàn gỗ trắc được đánh giá cao. Với những ưu điểm đặc biệt đó, gỗ trắc được săn đón và sử dụng rất nhiều.
sàn gỗ trắc
Tuy nhiên chủ yếu là làm đồ nội thất, sẽ khá khó khăn nếu bạn muốn tìm làm sàn với loại gỗ này.
11. Sàn gỗ phong
Có thể cái tên sàn gỗ phong khá xa lạ với người tiêu dùng tại Việt Nam. Nhưng thực tế thì đây lại là một trong những loại sàn gỗ được lựa chọn nhiều nhất. Kiểu vân gỗ tinh tế phù hợp mọi không gian lớn nhỏ. Cùng với đó là độ bền khá cao.
sàn gỗ phong
12. Sàn gỗ thông
Gỗ thông có thể được phân thành hai loại là gỗ mềm hoặc gỗ đặc. Sàn gỗ thông được sử dụng phổ biến bởi giá thành rẻ. Chưa kể màu sắc phong phú và lâu phai màu theo thời gian.
sàn gỗ thông
Tuy nhiên, loại sàn này có điểm trừ khá lớn đó là với loại gỗ mềm thì rất dễ bị móp hay trầy xước.
13. Sàn gỗ anh đào
Sàn gỗ anh đào có màu khá nổi với gam màu đỏ hoặc hồng. Vân gỗ thẳng, đều, đẹp, mặt gỗ trơn láng.
sàn gỗ anh đào
Tuy nhiên, gỗ anh đào ít bền hơn so với hầu hết các loại sàn gỗ cứng khác. Độ cứng và khả năng chịu va đập ở mức trung bình, mặt sàn dễ bị trầy xước.
14. Sàn gỗ anh đào Brazil
Nhìn chung, sàn gỗ anh đào Brazil tương tự như tất cả các loài gỗ anh đào. Điểm khác biệt lớn nhất của loại gỗ này là bền hơn gỗ anh đào thông thường.
sàn gỗ anh đào brazil
15. Sàn gỗ linh sam Douglas
Điểm nhấn của sàn gỗ linh sam Douglas là có gam màu pha trộn giữa màu nâu và màu cam. Hai gam màu mang lại cảm giác ấm áp cho căn phòng của bạn.
sàn gỗ linh sam douglas
Tuy nhiên, loại gỗ này có cấu trúc mềm hơn các loại gỗ cứng khác nên rất dễ bị hư hỏng sàn nếu không được bảo trì thường xuyên.
16. Sàn gỗ Teak
Với khả năng chịu được những điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhất từ khô hanh cho đến ẩm thấp. Sàn gỗ Teak có độ bền vô cùng ấn tượng, khả năng chống mối mọt và ẩm mốc tốt. Sàn gỗ teak có màu xanh ô liu và dần chuyển sang màu vàng sau thời gian tiếp súc không khí.
sàn gỗ teak
Mặt sàn sáng bóng tự nhiên, nhưng độ bóng mà loại gỗ này mang lại sẽ bị hao mòn theo thời gian. Chính vì vậy bạn cần quét dầu sàn gỗ teak vài năm một lần để giữ cho nó sáng bóng.
17. Sàn gỗ bạch dương
Gỗ bạch dương là dòng gỗ xốp nên khá nhẹ. Chính vì vậy mà sàn gỗ bạch dương sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với những loại sàn khác có cùng kích thước. Sàn gỗ bạch dương có màu khá ổn định do đặc tính bám sơn và màu nước rất tốt của gỗ bạch dương. Điểm cộng khác của loại sàn này là rất ít bị nứt và giá thành khá rẻ.
sàn gỗ bạch dương
Mặc dù vậy, loại sàn này có khả năng chịu va đập kém và không phù hợp với khu vực có độ ẩm cao.
18. Sàn gỗ mun
Nếu nói đến độ bền có lẽ sàn gỗ mun không thua kém gì bất cứ loại sàn gỗ tự nhiên nào. Gỗ mun cứng và đặc hơn các loại sàn gỗ khác. Chính vì vậy mà sàn gỗ mun độ bền cao, khả năng chống mối mọt tốt.
sàn gỗ mun
Điểm hạn chế là loại sàn này có giá khá cao và không có nhiều hàng như những loại sàn gỗ khác. Bởi lẽ chất lượng quá tốt nên gỗ mun bị khai thác ồ ạt. Trong khi loại gỗ này phát triển chậm dẫn đến tình trạng báo động và bị đưa vào sách đỏ.
19. Sàn gỗ keo
Sàn gỗ keo thuộc top những loại sàn gỗ cứng thân thiện với môi trường. Bên cạnh hoa văn độc đáo tự nhiên, sàn gỗ keo còn được ưu ái bởi độ bền cơ học dẻo dai, ít bị cong vênh. Cùng với đó là khả năng chống ẩm tốt, rất phù hợp với khí hậu nước ta.
sàn gỗ keo
Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ này là kích thước ván có hạn nên việc lắp đặt trở nên khó khăn hơn.
20. Sàn gỗ bạch đàn
Điểm đáng chú ý nhất của loại sàn gỗ tự nhiên này là khả năng chống ẩm ướt cực kỳ ấn tượng. Ngoài ra, ván sàn bạch đàn có vân gỗ không theo trật tự mà thường đan dài, điều này tạo ra nhiều hình dạng đặc biệt rất đẹp mắt. Đặc biệt, giá của sàn gỗ bạch đàn rất bình dân.
sàn gỗ bạch đàn
Tuy nhiên, sàn gỗ bạch đàn rất dễ bị co ngót, cong vênh. Cùng với đó là nguy cơ bị mối mọt cao.
Trên đây là danh sách top 20 mẫu sàn gỗ phổ biến nhất cùng những ưu nhược điểm của từng loại sàn gỗ. Hy vọng với những gì santot.vn chia sẻ sẽ giúp quý khách hàng có thể chọn lựa được loại sàn gỗ phù hợp nhất với sở thích cũng như nhu cầu và điều kiện của gia đình mình.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại ở phần bình luận phía dưới hoặc gọi vào số hotline 0918 922 126 để được tư vấn miễn phí.
Tin tức liên quan